CHUYÊN MỤC

Ưu và Nhược điểm của các loại Giá thể trồng Lan

Giá thể là một phần môi trường sống của Lan, mỗi loại Lan có điều kiện sinh trưởng, đặc tính rễ, cách trồng và chăm sóc khác nhau, do đó việc lựa chọn giá trể trồng cũng phải phù hợp. Hãy cùng Vườn Hoa Đẹp đánh giá Ưu và Nhược điểm của các loại Giá thể trồng Lan, giúp bạn có góc nhìn toàn diện về giá thể nào là thuận tiện và phù hợp nhất.

Gỗ Lũa

Gỗ lũa chính là phần lõi gốc của các cây cổ thụ khô sau khi chết bị bào mòn bào mòn hóa thạch (có thể đến hàng trăm, hàng ngàn năm). Nó có thể là tự nhiên, được chế tác thủ công hoặc công nghiệp và có vẻ đẹp và giá trị mục đích riêng biệt.

  • Ưu điểm: Là nhìn rất đẹp, tính thẩm mỹ cao, giúp cây Phong Lan ra nhiều rễ, không bị sên, bọ trĩ hay cuốn chiếu… hại.
  • Nhược điểm: Quá khô nên năm nhất và năm 2 giả hành mọc lên sẽ nhỏ, ngắn hơn giả hành mẹ, lá của giả hành bà và cụ sẽ bị vàng và dụng mất (giả hành 5 – 7 tuổi vẫn còn giả hành là bình thường), hơi bị tốn phân.

Dớn bảng, dớn khúc

Nếu như bạn kiếm được bảng dớn thật to, dày khúc dớn thật lớn thì thật quá tuyệt vời. Bạn chỉ cần ngâm dớn bảng, sớn khúc trong nước nửa tiếng rửa sạch làm móc treo là dùng được. Ưu điểm của loại dớn này là tưới nước hay bón phân đều rất dễ dàng, độ ẩm vừa phải, Phong Lan có điều kiện phát triển ổn định, rễ nhanh chóng bám vào giá thể.

* Chú ý: Nên trồng lan Thủy tiên thẳng đứng, hướng mầm quay đều về các hướng thì khi nở hoa sẽ rất đẹp. Luôn giữ cho gốc Lan không bị lung lay khi trồng thì rễ mới nhanh bám vào giá thể được.

Các giá thể trồng Lan phổ biến

Các giá thể trồng Lan phổ biến

Chậu

Chậu đất, chậu gỗ hay chậu nhựa đều được, nếu trồng để kinh doanh thì nên chọn chậu nhựa, nếu trồng để chơi thì nên chọn chậu đất nung hoặc chậu sành. Tùy vào tình hình thoát nước của chậu mà có chế độ tưới nước hợp lý.

Nếu muốn chuyển Lan từ chậu nhựa sang chậu đất nung hoặc chậu gỗ cho đẹp thì khi mua Lan về bạn cho cả chậu ngâm vào nước 30 phút, rồi nắn bóp xung quanh chậu cho rễ tách ra khỏi chậu, sau đó nhấc nguyên giò Phong Lan lên và đặt vào chậu khác, một vài sợi rễ đứt cũng không ảnh hưởng gì.

Nếu bạn dùng chậu gỗ trồng lan, nên chọn những chậu bền, gỗ tốt, có kích thước to một chút và nặng (chậu làm từ gỗ tốt thì thường sẽ bền và nặng) như vậy sẽ dùng được bền và lâu hơn.

Chất trồng

Chất trồng có thể dùng đất nung, than đem ngâm 10 ngày thay nước 10 lần, dớn vụn ( có thể là dớn đá, dớn nâu, dớn cù lần, dớn xốp đều có thể dùng được). Những loại dớn như xơ dừa, dớn trắng, mùn cưa thì không nên dùng vì những loại này nhanh mục làm bít chậu, khó thoát nước, gây úng rễ. Cũng có thể dùng gỗ cục to bằng ngón tay cái cứng và không có dầu. Nếu có điều kiện thì dùng vỏ thông để trồng là tốt nhất.

Gỗ

Nếu dùng gỗ để ghép Phong Lan thì thanh gỗ dùng để ghép nên bóc bỏ hết vỏ đi. Chọn những loại gỗ cứng, không có dầu và bền với nước như gỗ dẻ, vải, vú sữa già, nhãn, trắc, gỗ bằng lăng, chà rằng, lõi mít, chiu chiu

Dùng Gỗ ghép lan có quá nhiều lợi ích phải không nào, còn nhược điểm của gỗ là tính thẩm mỹ không cao, gỗ cứng có giá thì cũng không hề rẻ. Bù lại giá thể gỗ khá bền và dùng được trong thời gian dài

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM