Lan Bạch Nhạn khi nở hoa sẽ cho những cánh hoa màu trắng tuyệt đẹp như cánh nhạn bay trên trời. Với hương thơm dịu dàng, Lan Bạch Nhạn đã làm đốn tim nhiều người yêu hoa Lan.
Nội dung
Tìm hiểu về Lan Bạch Nhạn
Lan Bạch Nhạn nghe tên thôi cũng đã đủ hiểu về màu sắc của nó. Đó chính là màu trắng đặc trưng hoặc trắng pha lẫn phớt hồng, bông hoa chúm chím như hình con chim nhạn những bông hoa kết thành một dải như các bông hoa khác trong dòng dáng hương như: Sóc, Cáo, Tam Bảo Sắc, Đai châu, Quế ……
Những người am hiểu và chơi Lan Bạch Nhạn thường chọn những bông có cánh tròn khuôn cũng tròn và phải toát lên một màu trắng tinh khiết như chính cái tên của nó vậy. Tuy nhiên, để tìm được một bông như vậy không đơn giản mà phải lọc và lựa chọn từ rất nhiều thân.

Hoa lan Bạch nhạn với màu trắng đặc trưng hoặc trắng pha lẫn phớt hồng
Thông tin khoa học
- Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo Bạch Nhạn.
- Tên Latin: Dendrobiumn wattii.
- Đồng danh: Dendrobium wattii (Hook. f.) Reichb. f. 1888; Dendrobium cariniferum var. wattii Hook. f. 1883;.
- Họ: Lan Orchidaceae
- Bộ: Lan Orchidales.
- Lớp (nhóm): Cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes.
- Phân bố: Kontum (Đắk Glei), Lâm Đồng (Đà Lạt, Manline, Lạc Dương, Lang Bian, Bì Đúp), Ấn Độ, Mianma, Thái Lan.
- Giá trị: Cây làm cảnh vì có dáng cây và hoa to đẹp.
- Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh và chặt phá rừng huỷ hoại nơi cư trú.
- Phân hạng: EN B1+2b,c,e.
- Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
Đặc điểm nhận dạng
Bạch Nhạn là dòng Lan phụ sinh. Thân dài 20 – 40 cm, dầy khoảng 0,4 cm, lóng dài 3 – 4 cm. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thuỳ lệch, dài 6 – 7 cm, rộng 1 – 1,2 cm. Cụm hoa bên sát đỉnh, 1 hoa. Cằm hình cựa, dài 2 – 2,2 cm. Cánh hoa hình trứng, đỉnh tù, dài 2,6 – 2,8 cm, rộng 2 – 2,2 cm. Môi hình nêm, nhẵn, chia 3 thuỳ, dài 3 – 3,2 cm, rộng khoảng 2,4 cm, ở giữa có 3 đường sống; thuỳ bên hình nửa tròn; thùy giữa hình bầu dục, mép xẻ răng sâu không đều. Cột cao khoảng 0,7 cm, răng cột nhọn. Nắp nhẵn. Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 9 – 10. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200 – 2000 m.
Vẻ đẹp của hoa Bạch nhạn
Lan Bạch Nhạn hay còn gọi là giáng hương Bạch Nhạn thuộc chi Lan giáng hương, vì vậy nó sẽ có tất cả các đặc trưng của chi Lan giáng hương vốn có như: hoa thơm, lá mọc xen kẽ… Hoa Bạch Nhạn có màu trắng tinh khiết, hoặc đôi khi phớt hồng làm cho chúng ta cảm thấy không gian trở nên tinh khiết hơn, trong lành hơn. Mùi hương của hoa không nồng nàn khuyến rũ như quế Lan hương, cũng không dịu nhẹ như tam bảo sắc, Nhưng lại vẫn có một nét riếng tạo nên sự cuốn hút cho dòng Lan này.
Bạch Nhạn có chùm hoa nhỏ hơn Lan Hoàng Nhạn một chút, cuống hoa ngắn hơn Hoàng Nhạn (cuống hoa nối từ phần bông hoa đến ngồng hoa). Hoa màu trắng, đường kính 3 – 3,5 cm, cuống hoa và bầu dài khoảng 3,5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 2,4 – 2,5 cm, rộng 1,3 – 1,4 cm. Lá đài bên hình mác. Kích thước mỗi bông hoa khá nhỏ và không có phần lưỡi hoa xòe như hoàng nhạn mà cụp lại với phần đuôi nhọn và chấm nhỏ màu xanh ở dưới cùng. Những cánh hoa nhỏ và có xu hướng cong về phía sau để lộ phần lưỡi nhô ra phía trước. Đúng như tên gọi, Bạch Nhạn có hoa màu trắng bạch với một chấm xanh nhạt ở đầu lưỡi mà thôi.
Kỹ thuật nhân giống và ghép
Bạch Nhạn được xếp vào dòng Lan bình dân nên giá mọi người đều có thể chơi được. Cũng như các loại hoa Lan khác thì giá vẫn tính theo kg đối với hàng rừng và theo giò đối với hàng thuần tại vườn lâu năm. Ngoài ra, sẽ tính theo lá đối với hàng đột biến là sọc.
Chọn giống
Cũng giống như các dòng Giáng Hương khác, để nhân giống và phát triển dòng Lan này bạn chỉ có thể mua cây đã khai thác trên rừng về và ghép vào giã thể. Lựa chọn giá thể để ghép Bạch Nhạn bạn có thể chọn gỗ, giỏ treo hoặc ghép trụ.

Cây giống lan Bạch nhạn chủ yếu khai thác từ Rừng
Ghép lên giá thể
Thời điểm để ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3-8, mùa đông không nên ghép mà có thể treo ngược và chăm sóc qua mùa đến mùa xuân thì ghép. Giá thể ghép phải chưa sử dụng và chưa có hiện tượng mục nát.
Việc ghép Lan Bạch Nhạn phải lựa chọn đúng chiều để ngọn hướng ra ngoài xoày tròn theo từng hướng các hướng nếu ghép trụ và hướng một phía tỏa đều đối với ghép một mặt. Ngoài ra, cần phải phân chia đều khoảng cách giữa các cây bằng cách ghép ngọn nhỏ ở trên ngọn to xuống dưới vì sau này các cây ở trên sẽ nhận được nhiều ánh sáng và sẽ lớn nhanh hơn so với phía dưới. Sau đó ta treo trên giàn chú ý treo không được để gần nhau quá sẽ làm ảnh hưởng tới những cây phía dưới.

Ghép lan Bạch nhạn vào giá thể gỗ hoặc lũa
Với đặc tính không khó chọn giã thể nên chúng ta có thể cho Lan Bạch Nhạn trồng trong các chậu nhựa thoáng khí cũng giúp cây phát triển khỏe mạnh nếu bạn không thể tìm được các loại gỗ phù hợp
Kỹ thuật chăm sóc Lan Bạch Nhạn
Để chăm sóc tốt cho loại Lan này các bạn cần đảm bảo các điều kiện sau để cây phát triển khỏe mạnh, kháng bệnh, hoa sai, bền và cho hoa đúng mùa.
Nhiệt độ và độ ẩm
Lan Bạch Nhạn chịu được nhiệt độ cao nhưng với điều kiện phải ở môi trường thoáng hơn bình thường và bạn cần phải tăng độ ẩm cho cây. Nhiệt độ tốt nhất là từ 26 – 30*C hoặc 60 – 90*F. Chúng chịu lạnh khá kém, bạn không nên để hoa chịu lạnh dưới 10*C. Vậy nên vào mùa đông phải đặc biệt chú ý đến cây, tránh để cây có bệnh.
Ngoài nhiệt độ thì độ ẩm cao cần đáp ứng phải từ 50 – 60%. Chính vì thế cách chăm sóc Lan Bạch Nhạn là phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho hoa. Cần tăng độ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên, hành ngày và cần chú ý với những ngày hè nắng gắt cũng như những ngày mùa đông hanh khô bạn nên tưới cho cây từ 2 đến 3 lần.
Các nhà vườn thường tưới 4 đến 5 lần cho cây là cách tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì bạn vẫn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển độ thoáng và ánh sáng.
Ánh sáng và gió
Lan Bạch Nhạn ưa sáng bình thường và cần phải thoáng gió. Bởi vậy chọn chỗ thiên thời địa lợi nhất trong vườn hoa để treo. Điều này tại điều kiện cho cây phát triển tốt nhất mà không bị bệnh tật. Không nên che bịt chậu quá kín mà nên để thông thoáng .
Ánh sáng cũng là một yếu tố tác động đến Lan Bạch Nhạn khá nhiều do thiếu ánh sáng quá cây sẽ rất dễ bị bệnh thối nhũn nhưng nếu để nắng quá mà không che chắn thì cây sẽ bị cháy là không phát triển được. Ánh sáng vừa đủ nhất cho sự phát triển của cây là khoảng 70%.
Phân bón và thuốc trừ sâu
Để bảo vệ đảm bảo Lan Bạch Nhạn phát triển tốt nhất và tránh được nhiều sâu bệnh, bạn nên phun thuốc chống nấm thường xuyên khoảng 1 lần/ tháng và đặc biệt khi thay đổi thời tiết, mưa nhiều cũng là thời kỳ thuận lợi cho bệnh phát triển, để tránh điều này chúng ta sẽ dùng rezomin để phòng tránh thối cho cây.
Ngoài ra một bệnh nữa mà Lan Bạch Nhạn hay mắc phải là bị ruồi vàng châm gây bệnh cho lá. Để tránh điều này bạn cần sử dụng dung dịch thuốc đặc trị ruồi vàng đẻ bắt chúng tránh gây hại cho cây.
Còn đối với phân bón thì không cần sử dụng quá nhiều phân bón, chỉ cần một lượng vừa đủ đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất, tránh dư thừa lãng phí dẫn tới xót rễ, cây chết dần.
Như bạn thấy Trồng và Chăm sóc Lan Bạch Nhạn không cần tốn quá nhiều công sức hay đầu tư vào phân bón hay thuốc trừ sâu mà là ở chính đôi bàn tay nghệ nhân khéo léo của bạn. Chúc bạn thành công!