CHUYÊN MỤC

Hướng dẫn trồng lan Lưỡng Điểm Hạc đẹp mãn nhãn

Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc là loài hoa Phong Lan có màu sắc bắt mắt, rất dễ trồng.
Được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng bạn cũng phải chú ý vì nếu không biết cách,
thì khó có thể sở hữu được chậu hoa Lưỡng Điểm như ý đấy nhé!

1. Tìm hiểu về Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc
Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc có tên khoa học là Dendrobium anosmum, là một loài
Phong Lan trong chi Phong Lan hoàng thảo. Cây phân bố từ Nam Á đến Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, cây có mặt ở các khu vực: Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam, Nghệ An, Lâm
Đồng…
Thân cao 40-60 cm có khi tới 2m, hoa có nhiều mầu, phần đông là màu tím trắng,
nhạt hay thẫm. Hoa mọc ở các đốt gần ngọn 2 – 4 chiếc to khoảng 7 cm lâu tàn và thơm.
Một khóm Phong Lan có thể có tới 100 hoa. Giống Phong Lan này được trồng vô cùng
nhiều vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tốt. Cây dễ trồng và cho nhiều
hoa, hoa to, từ khảng 3- 5cm, hương thơm nồng nàn.

Lá rụng vào mùa Thu, hoa mọc ở các đốt 4 – 6 thơm ngát nở vào mùa Xuân. Ngoài
sắc tím hồng thông thường còn có mầu trắng hay cánh mầu trắng, họng tím.
2. Giá thể trồng Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc
Khi mua cây Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc về cần chuẩn bị giá thể trồng cây. Nên
dùng cục gỗ, dớn miếng, chậu các loại, rêu giữ ẩm…và cần phải sạch. Bạn cắt hết rễ
hỏng, bôi keo liền sẹo vào những vết dập. Phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh.
Sau đó đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng giúp cây quang hợp tốt. Giữ
cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào gỗ rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ.
Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng
chậu. Loại này thường trồng theo sở thích của từng người, trồng vào chậu hay gỗ đều
phát triển rất tốt.
3. Kỹ thuật trồng Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc
3.1. Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp
Phong Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời. Nhưng cần phải có
lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu
nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây
khó lòng ra hoa.
Lượng ánh sáng cần cho cây là khoảng 20%-50%. Nên để cây phát triển tốt nhất
chúng ta dùng lưới che nắng. Khi mới trồng, hợp lí nhất cho cây là 20% ánh nắng khi
nhiệt độ cao và 40% ánh nắng khi nhiệt độ thấp. Khi cây đã bám rễ và khỏe mạnh, chỉ
cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình. Khoảng 30% là cây có thể phát triển khỏe
mạnh quanh năm.
Phong Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 8-25°C, tuy nhiên Phong Lan có thể chịu nóng
tới 38°C và lạnh tới 3.3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 15.6°C trong
vòng 4-6 tuần Phong Lan sẽ khó ra nụ.

3.2. Độ ẩm thích hợp trồng Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc
Phong Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ
không lớn được và bị teo đi. Phong Lan cần 70% độ ẩm vào mùa hè và 60% độ ẩm vào
mùa đông. Phong Lan mọc trong rừng độ ẩm cao hơn nơi ở của chúng ta, vì trong rừng
nhiều cây cối hơn. Nên phải tăng cường độ ẩm bằng cách tưới nước xuống dưới
nước. Cây không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ ra nụ thì nụ sẽ ít đi.
3.3. Thay chậu, tách nhánh cho Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc
Thời gian thay chậu thuận tiện nhất là vào mùa xuân, khi cây non đã mọc cao chừng
10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây
non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa.
4. Kỹ thuật chăm sóc Phong Lan Lưỡng Điểm Hạc
4.1. Tưới nước
Tưới thể nào để cây đủ ẩm và đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt. Giá thể thông
thoáng để bộ rễ phát triển mạnh. Đối với cây Phong Lan ghép trực tiếp vào cục gỗ hoặc
thân cây sống. Ít nhất mỗi ngày phải tưới một lần khi dưới 30 độ C. Và tưới hai lần khi
nắng trên 30 độ C.
Kiểu trồng này thoát nước rất nhanh, giữ độ ẩm rất kém. Còn đối với cây trong chậu
thì trung bình sẽ tưới ít hơn ở cục gỗ. Vì khi trồng vào chậu sẽ giữ độ ẩm tốt hơn, lượng
nước tưới sẽ giảm đi một chút. Không nên tưới mạnh quá khiến lá cây, thân cây và rễ bị
dập rất dễ gây bệnh cho cây.
4.2. Bón phân
Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ. Có thể dùng phân tan
chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào
mùa phát triển mạnh về lá và thân. Giúp cây khỏe mạnh nhanh lớn vào dịp đầu năm,

chúng tích lũy đủ lực để cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều, dừng bón vì nước mưa
đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.
Phong Lan không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen, vì cây sẽ ra cây con thay vì ra
nụ. Nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-
30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân.
4.3. Phòng ngừa sâu bệnh
Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa.
Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho Phong Lan. Vào những tháng mưa
nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày một lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là
phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúc rút rất nhiều năm của các chuyên gia trồng
Phong Lan. Chúng tôi hy vọng, bạn đã nắm chắc trong tay bí quyết trồng. Chúc các bạn
thành công!

CÁC TIN LIÊN QUAN