Lan Kiếm vàng được nhiều người yêu thích nhờ vẻ đẹp thanh tao và hương thơm dịu dàng, mang ý nghĩa phong thuỷ rất tốt nếu bạn treo trước nhà. Cũng giống như đặc điểm chung của Địa Lan, cách trồng lan Kiếm vàng không quá khó, song để có được một chậu Kiếm vàng đẹp, xanh tươi, hoa to, màu đẹp mọi người cần chú ý một vài yếu tố sau đây.
Nội dung
Đặc điểm của Lan Kiếm vàng
Chi Lan kiếm (danh pháp khoa học: Cymbidium), còn gọi là Đoản kiếm, Thanh ngọc, thuộc loại Địa Lan hay Thổ Lan, là một chi thực vật gồm 52 loài thuộc họ Lan. Lan kiếm có nguồn gốc ở vùng Đông Á, chúng thường mọc dạng bụi và phân nhiều nhánh lá.
Hoa lan kiếm được lai tạo nên có rất nhiều giống mới với màu sắc đa dạng, phong phú. Giống với nhiều loài hoa khác, mỗi màu hoa lan kiếm lại chứa đựng một ý nghĩa riêng biệt. Nhờ vẻ đẹp và ý nghĩa độc đáo, Lan kiếm thường dùng để trang trí, những bó hoa xinh đẹp, tươi tốt, được con người sử dụng để tặng quà cho nhau và kèm những lời chúc ý nghĩa với nhau trong những ngày đặc biệt. Ngoài ra chúng còn có giá trị cao trong việc chữa bệnh.

Lan Kiếm vàng đã lên chậu
Kỹ thuật trồng và Chăm sóc Lan Kiếm vàng
Muốn Lan Kiếm vàng sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài yếu tố chọn giống và vị trí trồng, bạn cần nắm vững những đặc điểm sinh trưởng như nhiệt độ, vật liệu trồng và ánh sáng…
Chọn giống
Khi mua cây giống Lan Kiếm vàng nên chọn những cây nhiều lá, thân to, mầm khỏe, đang trong tình trạng sinh trưởng tốt. Nên chọn những cây đã trồng ổn định vào giá thể. Không nên chọn những cây mới trồng, mới thay giá thể, cây sinh trưởng chưa ổn định. Loại bỏ ngay những cây mắc bệnh, củ bị thối. Bộ rễ của Lan Kiếm vàng phải hoàn chỉnh.

Lan kiếm vàng giống trồng chậu nhựa
Rễ khỏe sinh trưởng vòng quanh bầu chậu. Rễ có màu đen thối hỏng cần xem lại toàn bộ chậu lan trước khi quyết định mua. Hoa là bộ phận quang trọng quyết định đến giá trị của chậu lan nên cần xem kỹ lưỡng. Các yếu tố như màu sắc ưa thích, độ dày cánh hoa, tầng cutin…
Vị trí trồng
Nơi trồng Lan Kiếm vàng khá đa dạng, có thể làm giàn che cho lan hoặc đặt lan tại ban công (nơi không có ánh nắng trực tiếp). Hướng treo lan nên để hướng Đông hoặc Nam. Lan Kiếm vàng sẽ có xu hướng mọc mầm mới về hướng Đông nên các bạn trồng địa lan cần chú ý đến yếu tố này. Nếu hướng Tây quá nắng cần che lưới đen để giản lượng nắng cho cây.
Nhiệt độ
Kiếm vàng là loài hoa lan ưa ấm, không thích lạnh, trời càng ấm càng tốt, tuy nhiên cũng không được quá nóng sẽ khiến cây phát triển không tốt. Nếu thời tiết lạnh kéo dài dưới 50 độ F hoặc 10 độ C thì cây sẽ khó có thể sống được, do đó trong những ngày nầy chúng ta cần phải giữ nhiệt độ ấm cho cây để tránh chúng bị chết.
Vật liệu trồng
Cây ưa thoáng rễ nên chúng ta có thể chọn vật liệu trồng cho cây là những cành cây hoặc những cụm dương xỉ đều được, đây sẽ là môi trường để cây lan phát triển tốt. Chúng ta cũng có thể trồng chúng trong chậu, nhưng phải chú ý chọn vật liệu trồng đảm bảo thoát nước tốt, tránh tình trạng nước bị ứ đọng sẽ khiến rễ cây bị thối và chết.
Ánh sáng
Là một trong những loài lan ưa sáng, Kiếm vàng sẽ phát triển tốt ở nơi có nhiều ánh sáng, tuy nhiên cũng không nên trồng lan ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp. Việc bị nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến lá lan bị cháy.
Chậu trồng
Khi trưởng thành có thể lên đến 0,8m hoặc hơn. Rễ lan Kiếm vàng sinh trưởng mạnh. Bạn cần dựa vào các yếu tố trên để lựa chọn chậu và giá thể sao cho phù hợp. Lỗ thoát nước dưới đáy chậu cần rộng, dễ dàng thoát nước cho chậu địa lan.
Chọn chậu nên chọn chậu tương xứng với kích thước của giò lan kiếm. Không chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ. Vừa gây mất thẩm mỹ và gây bất thuận cho sự sinh trưởng, phát triển của chậu lan.
- Chậu nhựa có ưu điểm nhẹ, dễ vận chuyển, giá thành rẻ, thoát nước, thoát khí tốt nhưng nhược điểm tính thẩm mỹ không cao.
- Chậu đất nung có ưu điểm tính thẩm mỹ cao hơn chậu nhựa, thoát nước thông khí tốt nhược điểm là khi dùng một thời gian có rêu xuất hiện quanh thành chậu, làm giảm giá trị thẩm mỹ.
- Chậu sành, sứ có ưu điểm thoát nước tốt. ít dẫn nhiệt màu sắc đa dạng không bị rêu, nấm mốc nhược điểm giá trị của chậu sành cao hơn so với hai loại chậu kể trên.
Giá thể trồng
Các giá thể trồng Lan Kiếm vàng như rêu, hạt sứ, vỏ dừa, gỗ khô, than hoa, vỏ thông, đất sét nung, gạch vỡ….. Các giá thể cần phải được xử lý trước khi dùng để trồng lan. Khi giá thể mục cần thay giá thể mới. Tùy vào từng loại giá thể mà có thời gian mục khác nhau.
- Các giá thể như rêu, dớn cọng, dớn vụn có thời gian mục nhanh hơn các loại giá thể như than hoa, vỏ thông, gỗ khô đất sét nung, gạch vỡ.
- Đất sét nung thường có màu xám đỏ, trên hạt có nhiều lỗ nhỏ như tổ ong. Hạt giữ được nước, thông thoáng khí. Khi trồng địa lan bằng giá thể này cây sinh trưởng tốt. Ít xảy ra tình trạng thối rễ cây. Đất sét nung có đường kính từ 1-1,2cm.
- Các loại giá thể như vỏ thông, vỏ cây khô cắt thành các đoạn có đường kính 1- 1,5cm. Ngâm hoặc phơi nắng để loại bỏ các tạp chất. Nên chia thành các nhóm giá thể có kích cỡ khác nhau trồng theo thứ tự dưới đáy chậu là giá thể có đường kính lớn. Lên dần về phía trên giá thể càng nhỏ dần.
- Các loại giá thể như ngói vỡ, gạch vỡ đều dùng để trồng Lan Kiếm vàng được. Có thể trộn lẫn các giá thể này với nhau. Các giá thể cần có đường kính từ 0,5- 1,5cm. Xử lý giá thể có thể bằng phương pháp phơi nắng, ngâm thuốc diệt khuẩn, thuốc nấm…..

Lan Kiếm vàng ra hoa
Bón phân
Trong quá trình trồng lan Kiếm vàng, khi cây đạt đến giai đoạn phát triển mạnh chúng ta nên sử dụng phân bón 15 – 15 – 15 và pha loãng với nước để tưới cho cây nhằm kích thích sự phát triển tốt hơn. Trong mùa thu, đông thì nên giảm lượng nước tưới và thời gian này chúng ta không nên bón phân cho cây.
Trên đây là Kỹ thuật trồng Lan Kiếm vàng cơ bản nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng Bạn. Đừng quên nhấn Like, Share và ủng hộ Vườn Hoa Đẹp qua các bài viết mới nhé. Chúc bạn thành công với vườn Lan tuyệt đẹp!