CHUYÊN MỤC

Hướng dẫn Cách trồng và chăm sóc lan Kim tuyến

Lan Kim tuyến không chỉ là loài lan mọc bò đất độc đáo, mà còn là một trong những dược thảo quý giá được ứng dụng nhiều trong Y học. Cùng Vườn Hoa Đẹp tìm hiểu thêm về cách trồng, cách chăm sóc giúp lan Kim tuyến ra hoa đẹp nhất.

Đặc điểm của lan Kim tuyến

Cây lan Kim tuyến còn gọi là Kim Tuyến liên, mộc sơn thạch tùng, lá gấm, cỏ nhung. Tên khoa học: Anoechilus roxburglihayata. Lan Kim tuyến là cây thân thảo cao 10 -20 cm, thân màu tím, mọng nước, phần cây non có nhiều lông mềm, mang 2 – 6 lá mọc cách, xòe trên mặt đất.

Lan kim tuyến

Lan kim tuyến

Đặc điểm hình thái

  • hình trái xoan hoặc hình trứng, gần tròn ở gốc và nhọn ở đầu, dài 3 – 4 cm và rộng 2 – 3 cm, trên mỗi chiếc lá có 3 – 5 sọc gân dọc. Mặt trên màu nâu sậm có vệt vàng ở giữa và mạng gân màu hồng nhạt, mặt dưới màu nâu nhạt.
  • Cuống lá dài 2 – 3 cm, gốc cuống tạo thành bẹ lá ôm lấy thân.
  • Hoa mọc thành từng cụm, với cụm hoa dài 10 – 15 cm, mang 5 – 10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5 cm với cánh môi dài 1,5 cm mang 6 – 8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Bầu dài 13 mm, có lông thưa.
  • Cây ra hoa vào tháng 10 – 12 và mùa quả chín vào tháng 12 tới tháng 3 năm sau. Có thể sinh sản vô tính chủ yếu bằng chồi và thân rễ.

Điều kiện sinh trưởng

Điều kiện thích hợp nhất của cây lan Kim tuyến là trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 – 1.600 m. Tuy nhiên cây vẫn có thể được trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng. Phân bố: Cây được phát hiện tại SriPhong Lanka, Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Astralia và quần đảo Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam cây được tìm thấy tại các tỉnh: Lào Cai, Tam đảo, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Sơn La, Yên Bái, Hà Tĩnh.

Do thuộc loại cây công trình, thường sử dụng nhiều trong đô thị, các công trình công cộng như trường học hoặc công viên hay đường phố, thỉnh thoảng cũng hay trồng tạo khóm hay trồng nguyên thảm dài tạo nền vàng hay đỏ nổi bật vườn nhà.

Thời kỳ ra hoa

Trong điều kiện chăm sóc lý tưởng, lan Kim tuyến thường ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm và mùa quả chín tháng 12 tới tháng 3 năm sau. Cây có thể sinh sản vô tính chủ yếu bằng chồi và thân rễ. Lan kim tuyến ra hoa rất sai, kết thành chùm, hoa đẹp và có mùi thơm

Lan kim tuyến ra hoa

Lan kim tuyến ra hoa tháng 10 đến tháng 12 hàng năm

Hiện nay phổ biến có 3 loại lan Kim tuyến là: lan Kim tuyến rừng, lan Kim tuyến đỏ và lan Kim tuyến đá. Mỗi loài đều có vẻ đẹp và mùi thơm đặc trưng riêng. Nếu có điều kiện bạn có thể trồng cả 3 loại lan này để cảm nhận vẻ đẹp của nó nhé

Cách trồng lan Kim tuyến

Xử lý giá thể trồng

  • Rễ cây dương xỉ mục: Rễ dương xỉ khô, xé nhỏ, ngâm trong nước sạch 30 phút cho ngấm no nước rồi đóng vào chậu/ cốc trồng, ấn cho giá thể chặt vừa phải.
  • Xơ dừa khô: Xé nhỏ xơ dừa, phơi thật khô, trước khi trồng ngâm trong nước vôi loãng 6 -8 ngày, chú ý 2 ngày thay nước vôi 1 lần (thay 2-3 lần), lần cuối ngâm trong nước sạch. Khi trồng vớt xơ dừa ra đóng vào chậu/cốc.
  • Đất trộn lẫn phân ủ hoai/ mùn cưa ủ hoai:
    • Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai, tỷ lệ 4 đất: 1 phân ủ hoai;
    • Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai + mùn cưa ủ hoai, tỷ lệ 3 đất: 1 phân ủ hoai : 1 mùn cưa ủ hoai.
  • Dớn khô: Ngâm trong nước 10 – 15 phút cho ngấm đủ nước, đóng vào chậu/cốc.

Cách trồng

  • Trồng  từng cây lan Kim tuyến vào chậu/ cốc có giá thể, chú ý dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây, rễ cây chìm hẳn trong giá thể. (có thể trồng thành cụm 2-3 cây/ chậu(cốc), trồng theo cụm cây phát triển nhanh hơn.
  • Dùng mảnh nilon trùm kín các chậu/ cốc Phong Lan trong 5 -7 ngày đầu, sau đó bỏ nilon ra.
  • Dùng lưới đen che kín phía trên nilon (nếu trồng ngoài trời)/ hoặc để ở nơi râm mát thì không cần che lưới đen. Chú ý không để cây trực tiếp ngoài nắng.
Cách trồng lan Kim tuyến

Cách trồng lan Kim tuyến

Cách chăm sóc lan Kim tuyến

Tưới nước, bón phân

Trồng và chăm sóc cây lan Kim tuyến không khó, chỉ lưu ý đến môi trường sống và chế độ chăm sóc bảo dưỡng. Cây lan Kim tuyến ưa nắng, nhưng có thể sống trong râm, vì thế khi trồng ở điều kiện nào cây cũng sống được, nhưng để phát triển ổn định và có màu đậm hơn thì cần phải trồng ở nơi ánh sáng đầy đủ.

  • Ngày tưới 2 lần dạng phun sương (dùng bình phun sương tưới) đủ ẩm cho giá thể (không tưới quá đẫm gây thối rễ). Ngày mưa ẩm thì tưới 1 lần/ ngày hoặc 1 lần/2 ngày tùy thuộc độ ẩm của giá thể.
  • Định kỳ 2 – 3 tuần tưới phân 1 lần: dùng phân bón qua lá MD 101(7,5N:2P:0,3K) hoặc HVP (30N:10P:10K) hay bất kỳ loại phân bón qua lá dùng cho sẵn có (pha theo hướng dẫn rồi phun).
  • Sau khi trồng 4-5 tuần, cây cứng cáp, có 4 -5 đốt thân thì có thể cắt phần ngọn (2-3 đốt) đem giâm thành cây mới (chú ý: phần ngọn đã có 1 -2 rễ khí sinh ở đốt thì hãy cắt giâm). Phần gốc chăm sóc bình thường để cho ra các chồi mới ở đốt phía dưới

Cắt tỉa cây lan Kim tuyến

Việc cắt tỉa sẽ giúp cây lan Kim tuyến nhanh lớn, kích thích ra lá và sum xuê hơn. Thực hiện việc cắt tỉa vào mùa Hè nên dùng kéo bén, cắt ngang thân, để lại khoảng 10 – 14 cm thân kể từ vị trí phân nhánh đầu tiên từ gốc cây. Sau khi cây ra hoa tiếp tục việc cắt tỉa hoặc loại bỏ các lá tàn, già hay héo úa. Sau khi cây được cắt phân nhánh vẫn tưới nước thường xuyên tuy nhiên lượng nước giảm xuống.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng cây lan Kim tuyến thường mắc bệnh rệp và nấm. Khi thấy xuất hiện tình trạng này cần phun thuốc diệt trừ. Bên cạnh đó cần cẩn thận thu gom và hủy lá và thân cây bị hư hỏng, héo, biến dạng, có lá màu đen. Cách ly hoặc loại bỏ một số bụi cây bị nhiễm nghiêm trọng hoặc sâu bệnh bám nhiều không diệt được.

Chúc bạn có vườn lan Kim tuyến đẹp nhất!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM