CHUYÊN MỤC

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Nhài luôn ngát hương

 

Những bụi cây hoặc dây leo, tùy từng giống hoa Nhài không những làm đẹp không
gian mà còn mang đến hương thơm nồng nàn quyến rũ. Những nụ hoa Nhài có thể được
thu hoạch để làm một loại trà thơm và giúp phục hồi sức khỏe. Còn chần chờ gì nữa mà
bạn không áp dụng ngay kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Nhài ngay sau đây.

2. Kỹ thuật trồng cây hoa Nhài

2.1. Điều kiện thích hợp trồng cây hoa Nhài
Nhiệt độ: Ưa ấm, không chịu được giá lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng lý tưởng nhất là 20
– 25 độ C, mở rộng ra là 22-35 độ C. Thích hợp với môi trường có khí hậu ấm.
Ánh sáng: Không ưa ánh nắng, phát triển tốt nhất trong môi trường nửa râm.
Nước: Không ưa ẩm, khi tưới nên chú ý không được để quá khô hoặc quá ẩm. Khi
cây đang ở thời kỳ tăng trưởng, nên giữ cho đất ẩm. Vào mùa khô cần thường xuyên
tưới nước cho cây, mùa đông nên hạn chế lượng nước.
Đất: Thích hợp nhất là loại đất cát ít chua, có nhiều chất mùn, tơi xốp, dễ thoát nước.
Trồng trong bồn có thể dùng đất mùn, đất thịt hoặc đất hỗn hợp có chứa ít chất hữu cơ.
2.2. Phương pháp nhân giống
Thường sử dụng phương pháp giâm cành. Nên chọn những cây khỏe, không bênh
hại, ụ đất ươm phải tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, không có đá hay vụn gạch ngói.
Nên giâm cành vào mùa xuân, sau khi giâm khoảng 20 ngày thì cành sẽ ra rễ.
Cành cây dài, có dạng rễ cuộn, rất thích hợp đặt ở bậc thềm, không những đẹp mà
hương thơm tỏa ra cũng đem lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái, duy trì tâm trạng vui vẻ
cho con người. Hoa Nhài là loài hoa có hương thơm dễ chịu nên thường được trồng ở
những nơi có không gian hẹp, công viên, sân nhà… Chậu hoa Nhài cũng có thể dùng
trang trí ở ban công.
2.3. Kỹ thuật trồng cây hoa Nhài
Hoa Nhài có thể trồng quanh năm, nhưng với các tỉnh phía Bắc thời vụ tốt nhất từ
tháng 2-4; các tỉnh phía Nam trồng trước và sau mùa mưa. Đất làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại,
sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước để ruộng Nhài không bị úng ngập.
Có thể trồng thành từng băng rộng 3-4m (nếu đất cao) với khoảng cách 40x50cm
(45.000- 50.000 khóm/ha). Kinh nghiệm của bà con Đông Xuân (Sóc Sơn- Hà Nội) là

lên luống rộng 70cm, cao 25- 30cm, rãnh rộng 30cm, trên mỗi luống trồng 2 hàng cách
nhau 40cm, cây cách nhau 50cm cho năng suất hoa cao nhất. Cuốc hố, bón lót 1kg phân
chuồng hoai mục + 0,3kg hỗn hợp lân và kali.
Trộn đều phân với đất trước khi trồng cho khỏi bị xót rễ. Trồng bằng cành chưa ra rễ
thì lấp sâu 10-15cm, trồng bằng gốc thì lấp kín phần cổ rễ, trồng bằng bầu cây thì lấp
kín phần hom đã cắm vào bầu. Trồng xong tưới đẫm và thường xuyên tưới đủ ẩm cho
Nhài sinh trưởng, phát triển tốt. Khi cây đã bén rễ, hồi xanh, pha nước phân chuồng +
3% đạm urê để tưới.
3. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa Nhài
Sau mỗi đợt thu hoa thì bón thúc thêm cho cây bằng phân chuồng hoai, phân đạm, và
kali bằng cách xới cách gốc 15cm, bón phân, lấp đất và tưới nhẹ. Có thể phun thêm các
loại phân bón qua lá để tăng năng suất và chất lượng hoa. Hàng năm đốn trẻ hóa vườn
Nhài vào tháng 11-12 bằng cách dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ thân cành cách gốc 15-
20cm, tỉa bỏ bớt các cành già, cành khô, cành sâu bệnh, bón thúc, tưới nước đủ ẩm để
cây tiếp tục cho hoa vụ tới.
Phòng chống bệnh thường gặp
Bệnh thối rễ: Khi trồng cây vào chậu, có thể phun dung dịch vôi lưu huỳnh 0,2 –
0,4°C hoặc có thể dùng dung dịch Thiophanate 70% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 1.000
lên chỗ thân và cành bị bệnh.
Bệnh sâu đục lá: Nhặt bỏ những chiếc lá rụng trên cành khô và trên mặt đất, bắt và
diệt các loại ấu trùng, trứng, nhộng trên lá. Có thể phun dung dịch 50%WP pha loãng
với tỷ lệ 1 : 6.000.
Bệnh nhện đỏ: Có thể phun dung dịch 40% EC pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.500 – 2.000.
Thegioihatgionghoa.com chúc bạn thành công.
Thu hái hoa Nhài

Hoa Nhài trồng được 1 năm thì bắt đầu cho thu hoa lứa đầu và thu liên tục trong
khoảng 7-10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoa bắt đầu từ 10 giờ sáng, tốt nhất
là từ 3-6 giờ chiều sẽ cho nhiều hương nhất. Chọn hái những nụ hoa to có màu.

CÁC TIN LIÊN QUAN