CHUYÊN MỤC

Hoa lan Lọng Hồng – Vẻ đẹp vạn người mê

Tìm hiểu về loài hoa Phong Lan Lọng Hồng đẹp vạn người mê

1. Tìm hiểu về Phong Lan Lọng Hồng
Tên Việt Nam: Phong Lan Lọng Hồng.
Tên Latin: Bulbophyllum mastersianum.
Đồng danh: Bulbophyllum mastersianum (Rolf) J.J.Sm.
Họ: Phong Phong Lan Orchidaceae.
Bộ: Phong Phong Lan Orchidales.
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh.
Mô tả: Phong Lan Lọng Hồng sống phụ sinh, mập. Củ giả dạng bầu dục, có cạnh,
cao 2 – 3cm, thuôn dần ở đỉnh và mang 1 lá. Lá dày, thuôn đều, dài 13 – 20cm, rộng
1,5 – 3cm, màu xanh đậm. Cụm hoa dạng tán có cuống chung dài, mọc từ gốc củ giả.
Hoa lớn màu tím hồng, sọc đỏ nâu. Cánh đài bên lớn, dính nhau toàn bộ. Cánh
môi dày, nhỏ, màu nâu đỏ.

Phân bố: Loài được gây trồng chủ yếu ở Lâm Đồng (Đà Lạt), chưa thấy mọc
hoang dại ở rừng.
2. Đặc điểm hình thái và cách nhận biết Phong Lan Lọng Hồng
Đây là loài Phong Lan sống bám trên cây, có dạng thân rễ bò dài đến 0.5 m. Thân
rễ cứng, hoá gỗ và có màu nâu xỉn, đường kính khoảng 1.5-2.5 mm, mang nhiều rễ
nhỏ ngoằn ngoèo ở các đốt. Hành giả phình lên rõ ràng, dựng, có hình trứng hẹp đến
gần như là hình trụ, cao (1.5) 2-3 (3.5) cm, dầy 0.5-1 (1.4) cm, màu xanh lá cây đến
xanh vàng. Hành giả khi non thì nhẵn bóng, khi già thì nhăn nheo. Ở phía chân của
hành giả thường được bao bọc.
Phong Lan Lọng Hồng có lá dựng và có cuống ngắn, cuống dài chừng 2-5 mm,
phiến lá như da, hình thuôn đến hình elíp hẹp, tù. Kích thước lá dài 5-8 (10) cm, rộng
1.5-2 (2.4) cm, đồng đều và có màu xanh sáng. Cụm hoa tán, mọc lên từ gốc của hành
giả, màu xanh đến xanh-vàng nhạt, dựng, mảnh, có chiều dài 8-12 (15) cm, mang theo
2-3 lá bắc mảnh, lỏng lẻo, hình trứng ở gốc của cụm hoa. Trục mang hoa ngắn, dài 2-4
mm, với khoảng (4) 5-8 (12) hoa mọc tứ phía.
Hoa không có hương thơm, rủ xuống. Lá đài lưng màu trắng, đôi khi mang các
chấm màu xanh, hình trứng hẹp, nhọn, lõm lòng thuyền, dài 7-8 mm, rộng 3-3.5 mm.
Lá đài bên màu da cam đến da cam-hồng (hiếm khi màu da cam-vàng sáng). Chúng rủ
xuống, có hình trứng hẹp đến elíp thuôn, nhẵn, dài 2.5-3 cm, rộng 7-9 mm. Ở gốc lá
đài bên hợp với chân cột và vặn bên trên chúng. Cánh hoa màu trắng điểm các chấm
màu xanh nhạt, hình thìa thuôn, hơi cong, nở rộng cho đến hẹp ở phía gốc, dài 3.5-4
mm, rộng 2-2.5 mm, tròn ở đỉnh và có răng không đều ở mép. Môi màu đỏ-hồng đến
đỏ, cong nhiều, hình trứng hẹp, nhẵn hoặc có khía hơi sâu, dài 2-2.5 mm, mũi dần dần
hẹp đến tù, ở gốc đính với chân cột vởi một khớp linh động, mép hơi phẳng. Cột chắc
khoẻ, cao và rộng khoảng 1.5 mm, với hai cánh bên rất nhỏ hẹp. Hoa mang 2 cặp gồm
4 khối phấn. Hoa quan sát được từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.
3. Điều kiện sinh trưởng và cách trồng Phong Lan Lọng Hồng

Phong Lan Lọng Hồng được đặt tên do đặc điểm lá đài bên có màu hồng như thịt
cá hồi. Về mặt hình thái chúng có thể bị nhầm lẫn với loài Bulbophyllum forrestii
Seidenf. do hình dạng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên loài này phân biệt rõ ràng
bởi các lá đài bên khi mới nở có dạng ống, và hình dạng của cánh hoa cũng như về
màu sắc của hoa.
Phong Lan Lọng HồngBulbophyllum salmoneum được L.Averyanov và J.J.Verm
mô tả vào năm 2012 trên tạp chí Taiwania số 57(2) trang 127-152. Loài này được phát
hiện tại tỉnh Quảng Bình của Việt Nam. Chúng được tìm thấy trong rừng rậm nguyên
sinh cây lá rộng còn sót lại trên những sườn núi đá rất dốc hỗn hợp gồm đá vôi và đá
hoa cương ở độ cao 400-500 m so với mực nước biển.
Loài này mới chỉ phát hiện phân bố ở Quảng Bình – Việt Nam và Lào, được coi
là loài đặc hữu của vùng giữa của phía đông Đông Dương. Chúng bám vào vỏ và thân
cây, bò và phát triển dưới tán của những cây to và già.
Cách trồng: Hầu hết các loài thuộc giống này là dễ trồng, và sẽ thành công ở nơi
có nhiệt độ trung bình, mặc dù chúng sinh trưởng ở những vùng vĩ tuyến thấp, song
lại phát triển tốt hơn ở nơi có khí hậu ấm áp. Những loài có giả hành tạo thành từng
cụm thì nên trồng trong những chậu nông lòng, với các chất trồng mịn hơn, song đối
với những loài thân rễ thì nên trồng bằng cách ghép chúng vào các tấm dớn hoặc các
mảnh gỗ ghép. Tất cả các loài thuộc giống này ưa râm nhẹ và khi chúng đang phát
triền thì cần tưới nhiều nước, song cần phải cẩn thận để tránh cho các chồi mới mọc bị
ngấm nhiều nước, chúng sẽ rất dễ bị thối rữa. Vào mùa nghỉ thì cần ngưng tưới nước,
nhưng thỉnh thoảng phun sương cho chúng để các giả hành khỏi bị khô héo.
Trên đây là những kiến thức về Phong Lan Lọng Hồng mà chúng tôi sưu tầm
được, hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho những ai đang tìm hiểu về loài Phong Lan
này. Chúc các bạn có những chậu Phong Lan tuyệt đẹp nhé!

CÁC TIN LIÊN QUAN