CHUYÊN MỤC

Kỹ thuật đơn giản trồng hoa lan Hoàng thảo trúc mành

Vẻ đẹp vừa sang trọng vừa tinh tế của hoa Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành
khiến nhiều người mê mẩn. Để sở hữu những giò hoa Hoàng Thảo Trúc Mành hãy
cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về Kỹ thuật đơn giản trồng hoa Phong Lan Hoàng Thảo
Trúc Mành tại nhà ngay sau đây nhé.

1. Tìm hiểu về Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành
Hoàng Thảo Mành Trúc hay Trúc Mành tên tiếng Anh: Dendrobium Falconeri. Tại
Việt Nam loại cây này mọc tại Kontum. Dendrobium falconeri còn có tên gọi là Den.
erythroglossum là một giống phong Phong Lan thường mọc trên cành cây có chút bóng
rợp, ở cao độ từ 1000 đến 2300 m thuộc Đông Nam Á.
Cây có hình dáng thân trung bình từ 40-120cm và buông rũ xuống với các mấu đốt
phồng lên. Phần chồi non và rễ thường mọc ra ở các phần mấu này. Lá Hoàng Thảo
Trúc Mành dạng nhỏ và mảnh nhanh tàn và rụng đi trong một thời gian ngắn.

Rễ của Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành được xếp vào nhóm nhỏ nhất trong các
loại Phong Lan. Chỉ với khoảng 0,2-0,3 mm và thường phải lấy kính lúp mới nhìn thấy
rõ rễ của cây. Đám rễ này thường thường dính vào một chùm rêu, chứng tỏ cây Phong
Lan cần một độ ẩm khá cao và vì bám vào cành cây nên rễ mau khô.
Điểm nổi bật nhất của Hoàng Thảo Trúc Mành đó chính là hoa của chúng. Hoa
mang vẻ đẹp lộng lẫy và quý phái với những bông màu trắng hơi ngả vàng và với 3
cánh có sắc tím ở phần đầu cánh. Hoa có từ 1-3 chiếc và mọc ở phần đầu ngọn thường
nở vào mùa đông xuân. Mỗi khi nở hoa bung tỏa hương thơm khá dễ chịu.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành
2.1. Nhiệt độ, độ ẩm
Đây là loại Phong Lan khá thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khí hậu
khác nhau. Tuy nhiên thời tiết có thể cây phát triển tốt nhất là vào khoảng 21-27 độ C
và mát mẻ. Cây ưa ẩm nhưng phải thông thoáng và có chế độ tưới nước phù hợp với
từng loại giá thể.
2.2. Giá thể trồng
Nếu như chọn trồng trong gỗ lũa có thể tưới liên tục hàng ngày tuy nhiên nếu như
trồng trong chậu thì chỉ cần tưới khi bạn thấy vật liệu bên trong khô hạn.
Việc trồng vào loại giá thể sẽ tùy thuộc vào sở thích của bạn. Có thể trồng bằng gỗ
lũa như gỗ nhãn đã bóc vỏ,… dớn bảng đã được xử lý qua nước vôi để loại trừ mầm
bệnh.
Chú ý: Khi bạn ghép thêm phần rễ của cây với một lớp rêu rừng đã xử lý để giúp
giữ ẩm cho cây. Khi ghép chú ý không che lấp mắt ngủ của cây để chúng thoải mái đón
ánh sáng thì cây mới có thể phát triển được.
3. Kỹ thuật chăm sóc Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành

3.1.Chế độ tưới nước cho Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành
Bạn chú ý tưới nhiều nước khi cây còn non và giảm dần vào cuối mùa thu. Sau đó
giảm dần khi lớn hơn một chút và trong suốt mùa đông bạn phải để thật khô không tưới
và không bón phân. Thời gian này cũng cần phải lạnh dưới 55°F hay 12.8°C. Nếu
không sẽ không ra hoa. Nếu tưới bón trong thời gian ngưng nghỉ này, cây sẽ chết.
3.2. Chế độ bón phân cho Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành
Để cây phát triển tốt và hoa ra đều và đẹp thì bạn nên bón thêm phân bón cho cây.
Mỗi tháng bạn phun một lượng phân bón 20-20-20+te, liều 1 gam cho 2 lít nước.
Ngoài ra mỗi tuần có thể dùng nước vo gạo pha loãng để tưới cho cây. Một tháng phun
nano bạc cho cây để hạn chế nấm bệnh.
Chú ý: Dừng bón phân cho cây Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành trong suốt mùa
đông.
3.3. Phòng và trị bệnh cho Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành
Do cây Hoàng Thảo Trúc Mành có dạng mảnh dẻ và dài ngoài ra còn mọc bụi rậm
nên cần phải chú ý đến lá, thân và gốc cây để kịp thời phát hiện kịp thời những loại sâu
bệnh hại hay rệp từ đó có có hướng điều trị kịp thời.
Bạn có thể sử dụng cách phun thuốc để loại trừ sâu bệnh hại giúp không bị lây
Phong Lan sang các cây tiếp theo.
Với những người mới chơi Phong Lan thì loại Hoàng Thảo Trúc Mành được coi là
phù hợp nhất với họ. Bởi giống Phong Lan này đẹp hoa và dễ trồng, khi trổ bông sẽ
cho ra những chùm hoa cực kì đẹp.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thể sở hữu được những giò
Phong Lan Hoàng Thảo Trúc Mành đẹp và khỏe mạnh.

CÁC TIN LIÊN QUAN