CHUYÊN MỤC

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng khoe sắc rực rỡ

 

Hoa đèn lồng không chỉ là loài hoa xinh đẹp, dễ trồng mà còn có tác dụng chữa
bệnh trong Đông y. Một loại hoa với nhiều ưu điểm như vậy tại sao bạn không sở hữu
cho mình một chậu hoa đèn lồng để ngôi nhà của mình luôn xinh đẹp nhỉ?

1. Dụng cụ trồng và đất trồng hoa đèn lồng
Dụng cụ trồng hoa đèn lồng
Hoa đèn lồng thường được trồng trong chậu treo có đường kính trên 10cm. Cây hoa
đèn lồng ưa bóng mát nên cần che bóng râm cho cây vào mùa Xuân và mùa Hè. Nhiệt
độ thích hợp để cây phát triển là từ 20 – 26 độ C.
Đất trồng hoa đèn lồng
Đất trồng hoa đèn lồng phải giàu mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng… Bạn có thể
mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ

trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày
trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
2. Kỹ thuật chọn giống và trồng cây hoa đèn lồng
Hoa đèn lồng thường được nhân giống bằng hom. Chọn những hom sát gốc thì tuổi
thọ cây sẽ cao hơn hom cành.
Cắt hom dài từ 10 – 13cm, đem cắm ở ở môi trường có nhiệt độ từ 20 – 22 độ C.
Khoảng 3 tuần, hom sẽ mọc rễ. Khi ươm phải chú ý giữ ẩm cho ụ đất ươm.
Sau khi cây hoa đèn lồng mọc rễ, đem trồng vào giỏ ươm đã chuẩn bị sẵn. Chú ý
tưới nước giữ ẩm và che mát cho cây.
3. Kỹ thuật chăm sóc hoa đèn lồng
Vào mùa khô, ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm cho cây. Tới mùa mưa chú ý
công tác thoát nước để tránh việc cây bị thối, úng.
Sau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng, bón phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân
trùn quế, phân gà hoặc phân DAP pha loãng cho cây. Sau đó cứ khoảng 20 – 30 ngày
thì bón đợt tiếp theo.
Chất điều hoa tăng trưởng cho cây hoa lồng đèn
Ở Âu châu, chất điều hoà tăng trưởng hay dùng nhất là daminazole ( B9 ) với kiểm
soát bề cao của Fuchsia với nồng lượng 3000-4000 ppm. Phun xịt B9 lần đầu tiên lúc
cây mới tăng trưởng khi thấy được ngọn chồi mới trên cây không bấm ngọn hay khi
chồi dài 1-2cm trên cây bấm ngọn. Phun xịt B9 lần thứ 2, 10-14 ngày sau lần thứ nhất.
Ancymidol ( A-Rest ) là thuốc xịt lá với nồng lượng 25-50 ppm hay trên rãnh với
nồng lượng 0,25-1,5 mg cho mỗi 15 cm đường kính chậu trồng để có thêm nhiều hoa.
Cyocel cũng có thể dùng phun xịt hay tưới vào rảnh thời gian phải xịt tương tự với
dùng B9 nói trên. Nồng lượng Cycocel dùng là 3000-4000 ppm. Ethepon ( Florel )

tăng thêm cành và chồi hoa nhưng làm lá nhỏ đi, lóng ngắn lại, như vậy khỏi cần bấm
ngọn, nhưng đôi khi làm hoa không nở. Xịt Ethepon trên lá với nồng lượng 500 ppm
khi 4, 5 lá đã phát triển đầy đủ. Chất điều hoà tăng trưởng mới nhất là Bonzi cũng rất
hiệu quả ở nồng lượng phun xịt 25-40ppm. Acid Gibberellic cũng hay được dùng để
sản xuất chậu trồng các giống Fuchsia thân mộc co mau lẹ hơn. Acid Gibberrellic
nồng lượng 200-400 ppm trên cây còn nhỏ và không bấm ngọn thì thời gian cho cây
đủ cao lớn sẽ giảm đi, cây sẽ dài ra và cần đến trụ chống đỡ.
Các loài sâu ảnh hưởng đến hoa lồng đèn
Bướm trắng hay phá hoại Fuchsia nhất. Rầy mềm (Aphids) làm quăn lá và cũng làm
cây trồng hư hại lớn.Ngoài ra còn có bù lạch (Thrips), rệp bột (Mealy bugs) nhện đỏ
(Spider mites)rệp vảy (Scales)..
Bệnh cây hoa lồng đèn
Bệnh rỉ có thể làm nhân giống và sản xuất cây mất mát nhiều. Vài giống kháng
được bệnh rỉ. Làm cây thoáng khí, khoảng cách thích hợp và giữ gìn vệ sinh cây tốt là
phương pháp ngừa trừ bệnh. Botrytic blight (Botritic cinerea) thối rễ do nhiều loài
khuẩn gây ra khi môi trường quá ẩm ướt.
4. Thu hoạch
Khoảng 3 – 4 tháng hoa đèn lồng sẽ trổ bông nếu chăm sóc tốt. Cây đèn lồng
thường nở hoa quanh năm nên việc trồng vào giỏ giúp trang trí nhà cửa, hàng quán
tiện lợi hơn.

CÁC TIN LIÊN QUAN